Các yếu tố nguy cơ.
Bất kỳ ai cũng có thể
mắc tiểu đường thai kỳ, nhưng một số người lại có các nguy cơ cao hơn. Các
yếu tố nguy cơ của tiểu đường thai kỳ bao gồm:
·
Tuổi
lớn hơn 25. Phụ nữ trên 25
tuổi dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hơn
·
Tiền
sử bản thân hoặc gia đình. Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ tăng lên nếu bạn bị Tiền tiểu
đường (tức là tình trạng lượng đường trong máu tăng nhẹ, có thể là tiền thân
của bệnh tiểu đường type 2), hoặc nếu một người bà con gần, như cha mẹ hoặc anh
chị em, mắc bệnh tiểu đường type 2. Bạn cũng có nhiều khả năng mắc tiểu
đường thai kỳ nếu (1) bạn đã từng bị Tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai
trước, (2) bạn đã từng sinh em bé nặng hơn 4,0kg hoặc (3) bạn đã từng bị thai
chết lưu không rõ nguyên nhân.
·
Thừa
cân. Bạn có nhiều khả năng
mắc tiểu đường thai kỳ nếu bạn thừa cân đáng kể với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ
30 trở lên.
·
Không
phải người Da trắng. Vì
những lý do chưa rõ, phụ nữ da đen, Tây Ban Nha, Mỹ gốc Ấn Độ hoặc châu Á có
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.
Biến chứng
Hầu hết phụ nữ bị tiểu
đường thai kỳ sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ nếu
không được quản lý cẩn thận sẽ dẫn đến lượng đường máu cao vượt kiểm soát và
gây ra biến chứng cho cả mẹ và thai nhi, tăng khả năng phải mổ lấy thai.
1. Các Biến chứng có
thể ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu bạn bị tiểu đường
thai kỳ, thai nhi có thể có nguy cơ cao bị các biến chứng sau
·
Thai
nhi quá to. Lượng đường Glucose thừa trong máu của bạn đi qua nhau thai, kích thích
tuyến tụy của thai tạo ra nhiều insulin hơn, dẫn đến thai phát triển quá
to. Những thai rất lớn - nặng từ 4.0kg trở lên - có nhiều khả năng mắc kẹt
trong ống đẻ, gây ra chấn thương khi sinh hoặc cần phải mổ đẻ.
·
Sinh
non và hội chứng suy hô hấp. Lượng đường cao trong máu mẹ có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ
sớm và sinh con sớm hơn. Trong một số trường hợp (ví dụ tiền sử mổ đẻ) bác
sĩ có thể đề nghị sinh sớm vì thai nhi quá to (Mổ lấy thai).
Trẻ sinh ra sớm có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp, gây ngạt,
thiếu oxy. Trẻ mắc hội chứng này có thể cần giúp thở (ví dụ thở máy) cho
đến khi phổi trưởng thành và trẻ khỏe mạnh hơn. Con của bà mẹ bị tiểu
đường thai kỳ cũng có thể bị suy hô hấp ngay cả khi sinh đủ tháng.
·
Lượng
đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Đôi khi con của bà mẹ tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong
máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì cơ thể chúng sản xuất nhiều
insulin. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở
trẻ. Để tránh biến chứng này, bạn cần cho trẻ bú sớm ngay sau sinh hoặc có
khi phải truyền Glucose cho trẻ.
·
Bệnh
tiểu đường type 2 về sau. Con của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc
bệnh béo phì và tiểu đường type 2 về sau.
·
Tiểu
đường thai kỳ nếu không được điều trị có thể sẽ dẫn đến tử vong thai nhi trước
hoặc ngay sau khi sinh.
2. Các biến chứng có
thể ảnh hưởng đến bạn
Tiểu đường thai kỳ
cũng có thể làm tăng nguy cơ của người mẹ như sau:
·
Cao
Huyết áp và Tiền sản giật. Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp cũng như Bệnh
lý Tiền sản giật - Sản giật. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ,
gây ra huyết áp cao và các rối loạn khác, có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ
và bé.
·
Bệnh
tiểu đường trong tương lai. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn có thể sẽ lại bị Tiểu đường
thai kỳ trong những lần mang thai kế tiếp. Bạn cũng có nguy cơ cao mắc
tiểu đường type 2 khi bạn nhiều tuổi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện lối
sống lành mạnh như ăn thực phẩm lành mạnh và tập thể dục bạn có thể giảm được
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai.
Nghiên cứu cho thấy trong số những phụ nữ có tiền sử tiểu đường
thai kỳ đã đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng sau khi sinh xong thì có ít hơn
1 trong 4 người bị tiểu đường type 2.
(còn tiếp)
BAOTUYEN-
women'shealth
|