Chủ nhật, 22/12/2024

Truy cập
Online: 81
Hôm nay: 12
Tất cả: 635,880
Tiểu đường trong thai kỳ/Thai nghén

Tổng quan

Gần đây, Ngành Y tế Việt nam nhận thấy ngày càng có nhiều sản phụ mắc bệnh Tiểu đường thai kỳ/Tiểu đường thai nghén. Số trường hợp sinh khó, hoặc sinh có biến chứng cho mẹ và con ngày càng được báo cáo nhiều hơn, và các bác sỹ sản khoa cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới bệnh này. Bài viết dưới đay sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết cho các ba mẹ tương lai được biết về Bệnh này.

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển trong thai kỳ. Giống như các loại bệnh tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách các tế bào của bạn sử dụng đường (glucose). Bệnh tiểu đường thai kỳ làm cho lượng đường trong máu cao do đó ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của em bé.

Bạn có thể phải lo lắng đến mọi biến chứng của bệnh, tuy nhiên vẫn có tin tốt lành dành cho bạn. Phụ nữ mang thai có nguy cơ vẫn có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và, dùng thuốc nếu cần thiết. Kiểm soát lượng đường trong máu có thể dự phòng được một ca sinh khó và giữ cho bạn và thai nhi được khỏe mạnh.

Trong tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu thường trở lại bình thường sớm sau khi sinh. Nhưng nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Bạn cần phải tiếp tục đi bác sỹ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu.

Triệu chứng

Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý nào.

Khi nào đi khám bác sĩ

Nếu có thể, bạn hãy đi bác sỹ sớm- ngay khi bạn nghĩ đến việc mang thai - để bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đó là một phần quan trọng mang thai và sinh nở của bạn. Khi có mang thai, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tầm soát và khám kiểm tra về bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn có thể cần khám thường xuyên hơn, nhất là trong ba tháng cuối của thai kỳ để kiểm soát đường máu và đánh giá sức khỏe thai.

Bác sĩ của bạn có thể sẽ phối hợp với các bác sỹ chuyên khoa tiểu đường để cùng kiểm soát thai kỳ của bạn thật tốt.

Sau khi sinh xong, bác sỹ của bạn sẽ kiểm tra đường máu và lập lại một lần nữa sau sáu tuần. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bác sỹ có thể kiểm tra mức đường máu thường xuyên hơn, tùy thuộc vào kết quả của các xét nghiệm trước đó.

Nguyên nhân

Các nhà nghiên cứu không biết tại sao một số phụ nữ lại mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Để hiểu được bệnh xảy ra như thế nào, chúng ta phải hiểu được việc mang thai ảnh hưởng đến quá trình xử lý glucose của cơ thể bạn như thế nào.

Cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn bạn ăn để tạo ra đường (glucose) đi vào máu. Đáp lại, tuyến tụy- một cơ quan lớn phía sau dạ dày - sản xuất ra insulin. Insulin là một hormone giúp glucose di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể bạn, nơi nó được sử dụng làm năng lượng.

Khi mang thai thì nhau thai lại sản xuất ra nhiều loại hormone khác nhau. Hầu như tất cả các hormone này đều làm suy yếu hoạt động của insulin trong các tế bào, do đó làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Tăng lượng đường trong máu mức độ vừa phải sau bữa ăn là bình thường trong thai kỳ.

Khi thai phát triển, nhau thai sản xuất ngày càng nhiều các hormone chống lại insulin. Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, các hormone nhau thai gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu đến mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tình trạng sức khỏe của thai nhi. Tiểu đường thai kỳ thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ, đôi khi sớm nhất là vào tuần thứ 20.

(còn tiếp)

BAOTUYEN-women's health


Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 5

Câu hỏi 4

Câu hỏi 3

xem thêm ...
 
Giờ khám bệnh
   

Từ thứ 2 đến thứ 6: Từ 17h

   

Thứ 7: Từ 9h đến 11h30

   

Chủ nhật và ngày lễ : khám theo hẹn

 
Đăng kí khám bệnh
   

- Điện thoại :  0903533927

Buổi sáng: 7:00 đến 11:30

Buổi chiều tối: từ 14:00 đến 20:00

- Địa chỉ : 21 Bế Văn Đàn, Đà Nẵng

 
Liên kết

Sở y tế đà nẵng

 

Quảng Cáo