Thứ 7, 21/12/2024

Truy cập
Online: 69
Hôm nay: 416
Tất cả: 635,868
Chu kỳ kinh nguyệt

   Theo dõi chu kỳ tự nhiên là một trong những phương pháp điều trị hiếm muộn, thường được áp dụng cho những bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên là gì?
   Hành kinh là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, tiến trình này giúp cơ thể người phụ nữ chuẩn bị cho khả năng thụ thai mỗi tháng. Một chu kỳ trung bình kéo dài 28 ngày và bắt đầu vào ngày đầu tiên thấy kinh. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi từ 21 đến 35 ngày. Tuyến yên, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và âm đạo, tất cả cùng kết hợp với nhau tạo nên chu kỳ kinh nguyệt. Buồng trứng sản xuất ra 2 hormone quan trong là estrogen và progesterone. Tuyến yên cũng sản xuất ra 2 loại hormone quan trọng là FSH và LH.

   Bé gái thường bắt đầu có kinh vào khoảng 13 tuổi, đôi khi sớm hơn, và thời kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài đến khoảng 50 tuổi, sau đó quá trình mãn kinh sẽ bắt đầu. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi từ người này sang người khác, một số người có chu kỳ ngắn, trong khi đó những người khác lại có chu kỳ dài hơn.

   Trẻ vị thành niên thường có chu kỳ dài hơn, có thể lên đến 45 ngày nhưng sau đó sẽ đều đặn hơn ở độ tuổi 20-30, mỗi chu kỳ kéo dài từ 21-35 ngày, Khi bạn càng lớn tuổi, đặc biệt từ 40 tuổi, chu kỳ càng trở nên đều đặn hơn cho đến khi bạn bước vào tuổi mãn kinh.

   Một chu kỳ kinh nguyệt có nhiều pha khác nhau - hành kinh, pha noãn nang, rụng trứng và pha hoàng thể.

   Hành kinh
Hành kinh là phần đầu tiên của chu kỳ, được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh. Lớp mạc lót bên trong buồng tử cung bị bong ra để chuẩn bị cho chu kỳ mới. Hiện tượng máu xảy ra là do trứng không được thụ tinh ở chu kỳ trước. Hiện tượng hành kinh có thể kéo dài 3-5 ngày, có khi dài hoặc ngắn hơn. Trong ngày đầu hành kinh, bạn có thể thấy ra máu nhiều cũng như có một số triệu chứng như đau bụng hoặc đau lưng.

   Pha nang noãn
Trong pha noãn, tuyến yên tiết ra hormone FSH kích thích sự lớn lên của khoảng 5-20 nang noãn. Mỗi nang noãn chứa một trứng nhưng chỉ có một nang noãn trong số đó sẽ trưởng thành trứng để thụ tinh và những nang noãn còn lại sẽ thoái triển. Hormone FSH làm cho lớp niêm mạc tử cung phát triển, chuẩn bị cho thai làm tổ. Điều này thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 10 của chu kỳ 28 ngày.

   Rụng trứng
Thời điểm rụng trứng thường xảy ra vào giữa chu kỳ, tức vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ 28 ngày. Trong pha nang noãn, sự gia tăng nồng độ hormone estrogen là do nang noãn chín. Khi nồng độ estrogen được sản xuất đủ, nó sẽ gửi một tín hiệu đến tuyến yên để báo hiệu rằng trứng đã sẵn sàng rụng. Khi đó, tuyến yên sản xuất ra LH làm cho quá trình rụng trứng xảy ra. Sau đó trứng được di chuyển vào trong vòi trứng cho đến khi nó gặp tinh trùng để thụ tinh.

   Pha Hoàng thể
Tiếp theo sau pha rụng trứng là pha hoàng thể. Pha này kéo dài từ 10-16 ngày. Khi quá trình thụ tinh diễn ra thì nang noãn được gọi là hoàng thể. Hoàng thể sản xuất ra hormone progesterone, hormone giúp duy trì niêm mạc tử cung dày. Nếu không có thụ thai thì hoàng thể sẽ thsoái hóa vào khoảng ngày thứ 22 của chu kỳ 28 ngày, và như vậy, một chu kỳ kinh nguyệt mới lại diễn ra.

BAOTUYEN-women's health  

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 5

Câu hỏi 4

Câu hỏi 3

xem thêm ...
 
Giờ khám bệnh
   

Từ thứ 2 đến thứ 6: Từ 17h

   

Thứ 7: Từ 9h đến 11h30

   

Chủ nhật và ngày lễ : khám theo hẹn

 
Đăng kí khám bệnh
   

- Điện thoại :  0903533927

Buổi sáng: 7:00 đến 11:30

Buổi chiều tối: từ 14:00 đến 20:00

- Địa chỉ : 21 Bế Văn Đàn, Đà Nẵng

 
Liên kết

Sở y tế đà nẵng

 

Quảng Cáo